Trải nghiệm giáo dục quốc tế
Khám phá văn hóa thế giới
Trải nghiệm cuộc sống tự lập
Nâng cao kỹ năng sống và học tập
Trau dồi khả năng học tiếng Anh
Tiền đề cho kế hoạch du học
Tư duy sáng tạo không đơn thuần là phải sáng chế được cái gì đó cao xa. Đơn giản, đây là tư duy tích cực giúp trẻ học hỏi chủ động và ứng dụng vào cuộc sống. Với sự đồng hành hỗ trợ từ cha mẹ, đoan chắc con bạn sẽ hình thành được tư duy này và thành công hơn trong tương lai.
Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, việc dạy trẻ thực hành các kỹ năng sống như bơi, đạp xe, cách chào hỏi… thường được ưu tiên hơn việc dạy trẻ kỹ năng tư duy sáng tạo. Cũng không ít phụ huynh cho rằng sáng tạo là kỹ năng “trời phú”, hoặc sáng tạo đơn giản được hiểu là có thể vẽ đẹp, viết hay và rằng rất khó để có thể dạy trẻ tư duy sáng tạo. Trong thực tế, muốn giúp một đứa trẻ phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo đơn giản hơn bạn nghĩ và bạn có thể giúp con qua các tình huống hàng ngày, trong những khoảnh khắc rất đời thường.
Tại sao cần giúp trẻ tư duy sáng tạo?
Chưa cần đến sự chứng minh của khoa học chúng ta cũng có thể nhận thấy điều này: Một đứa trẻ thường suy nghĩ sáng tạo có thể giải quyết vấn đề dễ dàng hơn so với những đứa trẻ thường lựa chọn những cách giải quyết lối mòn hoặc luôn chọn phương án “làm như bố mẹ, thầy cô hướng dẫn”. Trong cuộc sống này, nếu ai cũng chọn những cách giải quyết vấn đề giống nhau thì xã hội làm sao có thể phát triển? làm sao có thể tạo ra sự khác biệt? Khi trẻ trưởng thành, kỹ năng tư duy sáng tạo chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Cách giáo dục khuôn mẫu hiện nay đang áp dụng tại một số nơi ở VN sẽ trói chặt tư duy phát triển của trẻ. Tư duy trừu tượng là tổng hòa của nhiều kỹ năng: tư duy phân tích vấn đề, tư duy giải quyêt vấn đề… Quá trình tư duy cần có công cụ hỗ trợ: Tư duy trực quan, tư duy trực quan-hình tượng, tư duy ngôn ngữ-logic.
Dưới đây là một số gợi ý đơn giản để bạn có thể giúp trẻ rèn luyện tư duy sáng tạo.
Để sáng tạo, con người thường dựa vào thao tác tư duy, hình thành và phát triển theo thời gian: quan sát, phân tích, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, khái quát, phân loại. Người lớn cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ thực hành tư duy, không bị cản trở bởi những định kiến, ràng buộc.
Điều này sẽ giúp trẻ có được sự tự tin, không ngại nghĩ, không ngại phát biểu ý kiến của mình, không sợ sai và dám thử nhiều phương án dựa trên việc phân tích vấn đề một cách chi tiết, đồng thời thả sức tưởng tượng – là mặt mạnh của trẻ so với người lớn – để đi đến những hướng giải quyết táo bạo, lại liên tưởng đến những trải nghiệm và biết so sánh các sự vật, hiện tượng để tìm ra lo gì, quy luật tự nhiên. Chỉ có như thế, đứa trẻ mới có cơ hội để “sáng tạo” chứ không lười nhác lặp lại những gì người khác nói.
Chấp nhận sự sáng tạo của con, cha mẹ gần như phải chấp nhận sự… quái dị và lập dị, nghĩa là không hề giống ai. Đồng hành cùng con, bất chấp những ý kiến trái chiều của những người xung quanh, miễn sao việc sáng tạo của con không gây hại cho ai. Trẻ dần dà sẽ biết kết hợp thao tác quan sát với phân tích, liên tưởng, khái quát và đưa ra được những phương án giải quyết vấn đề hợp lý và khôn ngoan.
Cùng con lên kế hoạch xây dựng những ý tưởng quy mô gia đình. Với trẻ tiểu học, ý tưởng sáng tạo không cần quá phức tạp. Ví dụ: làm hệ thống tưới nước tự động bằng cách đục lỗ nắm chai nước suối, sử dụng hộp đựng trứng làm đồ trang trí, tận dụng hộp sữa bỏ trồng giá…
Sau mỗi dự án, tập cho con đánh giá, tổng kết hiệu quả và nhận phản hồi. Cái gì làm chưa được cần rút kinh nghiệm về sơ đồ tư duy để sửa chữa cho lần khám phá tiếp theo.
Tư duy sáng tạo không đơn thuần là phải sáng chế được cái gì đó cao xa. Cha mẹ ý thức được sự quan trọng của sức sáng tạo và khuyến khích trẻ, con của bạn sẽ có điều kiện phát huy tính sáng tạo của mình, thành công hơn trong tương lai.
Trải nghiệm giáo dục quốc tế
Khám phá văn hóa thế giới
Trải nghiệm cuộc sống tự lập
Nâng cao kỹ năng sống và học tập
Trau dồi khả năng học tiếng Anh
Tiền đề cho kế hoạch du học